Blog

  • Thông Báo Mở Đợt Tuyển Sinh Tại Nhật Bản – Chương Trình Đại Học Từ Xa NEU-Elearning

    Thông Báo Mở Đợt Tuyển Sinh Tại Nhật Bản – Chương Trình Đại Học Từ Xa NEU-Elearning

    Chương trình Đại học Từ xa NEU-Elearning giúp bạn vừa học tập linh hoạt, vừa sở hữu bằng cấp danh giá từ Đại học Kinh tế Quốc dân, mở ra tương lai sự nghiệp ngay tại Nhật Bản.

    Cơ hội vàng cho người Việt Nam tại Nhật Bản

    thong bao mo dot tuyen sinh tai nhat ban chuong trinh dai hoc tu xa neu elearning
    Thông Báo Mở Đợt Tuyển Sinh Tại Nhật Bản – Chương Trình Đại Học Từ Xa NEU-Elearning

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, nhu cầu học tập, nâng cao trình độ và sở hữu tấm bằng đại học uy tín chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, NEU-Elearning – chương trình đào tạo đại học từ xa của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)chính thức mở đợt tuyển sinh đặc biệt tại Nhật Bản.

    Đây là cơ hội quý giá để bạn vừa tiếp tục công việc hiện tại tại Nhật, vừa hoàn thành tấm bằng đại học chính quy, mở rộng tương lai sự nghiệp.

    Vì sao nên chọn NEU-Elearning để học Đại học Từ xa tại Nhật Bản?

    • Thương hiệu uy tín: NEU – top đầu các trường kinh tế tại Việt Nam.

    • Chất lượng đào tạo chuẩn quốc gia, công nhận toàn quốc.

    • Tiện ích học tập số hóa: Nền tảng e-learning hiện đại, hỗ trợ học viên mọi lúc, mọi nơi.

    • Cộng đồng học viên đông đảo, kết nối học tập – phát triển – hỗ trợ lẫn nhau.

    Ưu điểm vượt trội khi học Đại học Từ xa tại Nhật Bản

    NEU-Elearning mang đến mô hình học tập hiện đại, linh hoạt, giúp học viên tối ưu thời gian và công sức:

    • Học online 100%: Chủ động thời gian, phù hợp với người đi làm.

    • Bằng Cử nhân danh giá, giá trị tương đương hệ chính quy

    • Chương trình đào tạo chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân, cập nhật kiến thức mới nhất.

    • Thủ tục tuyển sinh đơn giản, xét tuyển hồ sơ, không yêu cầu thi đầu vào.

    Với NEU-Elearning, việc sở hữu bằng cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân ngay tại Nhật Bản chưa bao giờ dễ dàng và thuận tiện hơn thế.

    dang ky ngay

    Các ngành đào tạo

    NEU-Elearning tuyển sinh nhiều ngành hot, phù hợp với nhiều định hướng nghề nghiệp:

    Mỗi ngành học đều tập trung trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu và kỹ năng thực hành cần thiết.

    Đối tượng tham gia tuyển sinh

    thong bao mo dot tuyen sinh tai nhat ban chuong trinh dai hoc tu xa neu elearning
    Thông Báo Mở Đợt Tuyển Sinh Tại Nhật Bản – Chương Trình Đại Học Từ Xa NEU-Elearning
    • Đối tượng tuyển sinh: Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài, đã tốt nghiệp từ trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương trở lên, không giới hạn độ tuổi và có mong muốn được học tập.
    • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với công dân nước ngoài, phải có khả năng giao tiếp được bằng ngôn ngữ sử dụng trong chương trình đào tạo và đảm bảo các quy định theo quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam hiện hành.

    Nguyên tắc xét tuyển

    Nguyên tắc xét tuyển sẽ lấy theo thứ tự ưu tiên sau đến khi hết chỉ tiêu:

    Nhóm đối tượng 1: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học.
    Nhóm đối tượng 2: Thí sinh có bằng tốt nghiệp cao đẳng.
    Nhóm đối tượng 3: Thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, xét tuyển theo tổ hợp điểm 3 môn Toán, Ngoại ngữ và Ngữ văn trong học bạ/bảng điểm lớp 12 hoặc kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

    Thủ tục đăng ký xét tuyển

    Hồ sơ gồm

    • Bản gốc photo công chứng hoặc bản sao (Bằng THPT/ Cao đẳng/Đại học)
    • Bản photo công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
    • Kết quả học tập
    • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường.

    Các giấy tờ đăng ký khác theo hướng dẫn của cán bộ tư vấn. Đăng ký ngay để được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xét tuyển.

    Cách đăng ký

    Đừng để khoảng cách địa lý ngăn bước tiến của bạn! Ngay hôm nay, hãy nắm bắt cơ hội trở thành sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân dù đang sống tại Nhật Bản!

    Bạn có đăng ngay tại đây!

    dang ky ngay

  • Danh sách các môn học của ngành Luật kinh tế mới nhất 2025

    Danh sách các môn học của ngành Luật kinh tế mới nhất 2025

    Luật Kinh tế không chỉ là một ngành học quan trọng trong hệ thống pháp luật mà còn giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng, điều chỉnh các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Vậy, các môn học của ngành Luật kinh tế gồm những môn nào? Học Luật kinh tế có khó không? Hãy cùng NEU khám phá chi tiết trong nội dung dưới đây nhé!

    Những điều cần biết về các môn học ngành Luật kinh tế 

    cac mon hoc cua nganh luat kinh te
    Danh sách các môn học trong ngành Luật kinh tế mới nhất 2025

    Luật Kinh tế là ngành học chuyên sâu về việc nghiên cứu và vận dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và quản lý kinh tế. Ngành học này là sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng: kiến thức pháp lý và hiểu biết về hoạt động kinh tế.

    Sinh viên đăng ký các môn học của ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về luật pháp, đồng thời hiểu rõ cách các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường. Mục tiêu chính của ngành là giúp người học biết cách vận dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, đảm bảo công bằng, minh bạch và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.

    Bên cạnh đó, ngành Luật kinh tế còn khuyến khích người học theo sát xu hướng kinh tế hiện đại, nắm bắt các biến động thị trường, từ đó đưa ra giải pháp pháp lý phù hợp và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn kinh doanh.

    dang ky ngay

    Các môn học của Ngành luật kinh tế gợi ý lộ trình chuẩn cho sinh viên

    Là một trong những ngành học đang nhận được nhiều sự quan tâm, ngành Luật Kinh tế thu hút đông đảo các bạn trẻ bởi cơ hội nghề nghiệp rộng mở và tính ứng dụng cao trong môi trường kinh doanh hiện đại. Một trong những câu hỏi phổ biến từ các thí sinh và phụ huynh là: Các môn học của Ngành luật kinh tế gồm những môn gì? Học Luật kinh tế có khó không? Theo kinh nghiệm chia sẻ từ những giảng viên ngành Luật cho thấy:

    Các môn học của Ngành luật kinh tế có khó không?

    cac mon hoc cua nganh luat kinh te
    Danh sách các môn học trong ngành Luật kinh tế mới nhất 2025

    Tại các trường đại học, khi theo học ngành Luật kinh tế, bạn sẽ được trang bị từ kiến thức cơ sở đến chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật và kinh tế. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng cứng (nghiên cứu, phân tích tình huống pháp lý, lập văn bản pháp luật…) và kỹ năng mềm (giao tiếp, đàm phán, tư duy phản biện…).

    Ngoài ra, chương trình đào tạo còn chú trọng đến thực hành thực tiễn như: xử lý các tình huống pháp lý phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước, tham gia phiên tòa giả định, luyện kỹ năng tranh tụng, tư vấn pháp lý… Đồng thời, ngoại ngữ – đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành cũng là một phần không thể thiếu, giúp sinh viên sẵn sàng hội nhập vào môi trường thương mại toàn cầu hóa.

    >> Xem thêm: Giải đáp: Các trường có ngành Luật kinh tế

    Một số môn học tiêu biểu trong ngành Luật Kinh tế 

    • Luật Hiến pháp
    • Luật Hành chính
    • Luật Dân sự
    • Luật Lao động
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Luật Thương mại quốc tế
    • Luật Đất đai
    • Luật Sở hữu trí tuệ
    • Luật Cạnh tranh
    • Luật Môi trường
    • Luật Tài chính – Ngân hàng
    • Luật Đầu tư
    • Luật Kinh doanh quốc tế
    • Luật Hợp đồng
    • Luật Tài sản

    Chương trình học các môn học của Ngành luật kinh tế được thiết kế theo hướng ứng dụng thực tiễn cao, phù hợp với những ai mong muốn phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực: tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, chuyên viên pháp chế, luật sư, trọng tài viên kinh tế, hoặc làm việc tại các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế.

    Chương trình đào tạo từ xa ngành Luật kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc Dân không thể bỏ lỡ

    cac mon hoc trong nganh luat kinh te
    Danh sách các môn học trong ngành Luật kinh tế mới nhất 2025

    Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là một trong những đại học hàng đầu uy tín tại Việt Nam, nổi bật với chất lượng đào tạo vượt trội và tỉ lệ sinh viên có việc làm cao sau khi tốt nghiệp. Các môn học của Ngành luật kinh tế hệ đào tạo từ xa NEU không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn mà còn đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và năng lực lãnh đạo – những yếu tố quan trọng giúp sinh viên tự tin phát triển sự nghiệp trong môi trường làm việc hiện đại.

    Khi lựa chọn ngành Luật Kinh tế hệ đào tạo từ xa của NEU, bạn sẽ được tiếp cận nền tảng kiến thức pháp lý vững chắc với các môn học của Ngành luật kinh tế nội dung học tập mang tính ứng dụng thực tế cao. Ngay từ khi còn là sinh viên, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các tình huống pháp lý mô phỏng, thực hành phân tích – xử lý vấn đề doanh nghiệp dưới góc nhìn pháp lý, từ đó sẵn sàng hội nhập vào thị trường lao động ngay sau tốt nghiệp.

    Đặc biệt, chương trình đào tạo Cử nhân từ xa ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU) được thiết kế phù hợp với nhu cầu học tập linh hoạt, vừa học vừa làm, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng học thuật. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực luật và kinh tế, sinh viên sẽ được hỗ trợ tối đa trong suốt quá trình học tập.

    Các môn học của Ngành luật kinh tế không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên ngành, mà còn hướng tới phát triển toàn diện năng lực cá nhân, giúp người học trở thành những chuyên viên pháp lý giỏi chuyên môn, tự tin, bản lĩnh và có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường làm việc.

    dang ky ngay

    Cơ hội việc làm cho sinh viên của ngành Luật Kinh tế

    Hiện nay, Ngành Luật Kinh tế mang đến cho sinh viên những lựa chọn nghề nghiệp đa dạng và giàu tiềm năng trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Với nền tảng kiến thức vững chắc về pháp luật kết hợp tư duy kinh tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc hấp dẫn như:

    Luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế, thương mại

    Làm việc tại các hãng luật, tổ chức tư vấn pháp lý hoặc tự mở văn phòng luật, chuyên tư vấn – giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tài chính, cạnh tranh…

    Chuyên viên tư vấn pháp chế trong doanh nghiệp

    cac mon hoc cua nganh luat kinh te
    Danh sách các môn học trong ngành Luật kinh tế mới nhất 2025

    Trực tiếp tham gia xây dựng và rà soát các hợp đồng, văn bản pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động, hạn chế rủi ro pháp lý và bảo vệ lợi ích công ty.

    Chuyên viên xây dựng chính sách và quản lý nhà nước

    Làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế, tham gia soạn thảo, đánh giá và hoạch định chính sách liên quan đến pháp luật và phát triển kinh tế.

    Giảng viên giảng dạy, nhà nghiên cứu pháp lý

    Với định hướng học thuật, bạn có thể tiếp tục học cao học, nghiên cứu chuyên sâu và trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, học viện, hoặc làm việc tại viện nghiên cứu luật và kinh tế.

    Tùy thuộc vào năng lực tiếp nhận các môn học của Ngành luật kinh tế, kinh nghiệm cũng như định hướng phát triển cá nhân, cử nhân ngành Luật Kinh tế hoàn toàn có thể phát triển trong cả khu vực công lẫn tư. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng coi trọng tính chuyên môn hóa và hiểu biết pháp lý trong môi trường kinh doanh, ngành Luật Kinh tế được đánh giá là một trong những lĩnh vực có cơ hội việc làm ổn định và mức thu nhập tốt trong tương lai.

    >> Xem thêm: Cập nhật mức lương ngành luật kinh tế hiện nay!

    Kết luận

    Như vậy, có thể thấy các môn học của ngành Luật Kinh tế không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về pháp luật mà còn mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại – những yếu tố thiết yếu trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Việc học tập các môn học như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Hợp đồng, Luật Đầu tư… giúp sinh viên hình thành tư duy pháp lý vững chắc, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả.

    Qua đó, sinh viên ngành Luật Kinh tế có thể tự tin tham gia vào thị trường lao động với vai trò là những chuyên viên pháp lý, tư vấn viên doanh nghiệp hoặc những cán bộ nhà nước có năng lực và đạo đức nghề nghiệp cao. Chúc bạn có kế hoạch học tập thật tốt với các môn học của ngành Luật kinh tế và sớm đạt được thành công trên con đường đã chọn.

  • Đại học cho học online: Tương lai của giáo dục đại học

    Đại học cho học online: Tương lai của giáo dục đại học

    Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học tập và nghiên cứu không còn bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Đại học cho học online đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ, mở ra cơ hội học tập không giới hạn cho sinh viên trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu tại sao đại học online đang dần trở thành lựa chọn phổ biến và những lợi ích mà nó mang lại.

    Đại học cho học online là gì?

    dai hoc cho hoc online
    Đại học cho học online: Tương lai của giáo dục đại học

    Đại học cho học online là các chương trình đào tạo từ xa được cung cấp bởi các trường đại học, cho phép sinh viên học tập qua internet thay vì phải học trực tiếp tại trường. Các chương trình này cung cấp một hình thức học linh hoạt, giúp học viên có thể học ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời gian nào, miễn là có kết nối internet.

    Học online tại đại học có thể bao gồm các khóa học ngắn hạn, chương trình cử nhân, thạc sĩ hoặc các chứng chỉ chuyên ngành. Các hình thức học này thường sử dụng các nền tảng học trực tuyến, tài liệu điện tử, video giảng dạy, bài tập và diễn đàn trao đổi trực tuyến để tạo ra môi trường học tập tương tác, tương tự như học tại lớp học truyền thống.

    Đại học cho học online tuy là học trực tuyến nhưng sinh viên được cung cấp những kiến thức đầy đủ, chất lượng do cơ sở đào tạo mà sinh viên theo học kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo. Những kiến thức lý thuyết luôn được cơ sở đào tạo cập nhật để đem lại những bài giảng hiệu quả trong các lớp học trực tuyến của chương trình đại học online. 

    >> Xem thêm: Lấy bằng đại học online cho người đi làm như thế nào?

    dang ky ngay

    Lợi ích của đại học cho học online

    • Tiết kiệm thời gian và chi phí

    Một trong những ưu điểm lớn nhất của học online là tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Sinh viên không cần phải tốn tiền thuê nhà, đi lại hay chi phí ăn uống khi học ở các cơ sở đại học truyền thống.

    • Linh hoạt trong việc học

    Với hình thức học online, sinh viên có thể học bất kỳ lúc nào và ở đâu. Điều này rất thuận tiện cho những người đã đi làm hoặc có những trách nhiệm khác như chăm sóc gia đình. Chỉ cần quản lý thời gian hợp lý, họ có thể hoàn thành chương trình học mà không bị gián đoạn.

    • Cơ hội học tập liên tục

    Sinh viên có thể tiếp cận tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi, giúp nâng cao khả năng tự học và nghiên cứu độc lập. Điều này phù hợp với những người bận rộn hoặc đang đi làm.

    • Tăng cường kỹ năng tự học và quản lý thời gian

    Học đại học online yêu cầu sinh viên phải tự giác và có khả năng quản lý thời gian tốt. Điều này giúp sinh viên phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và cải thiện khả năng tổ chức công việc, điều này rất quan trọng cho sự nghiệp sau này.

    Những điều cần lưu ý khi học đại học online

    dai hoc cho hoc online
    Đại học cho học online: Tương lai của giáo dục đại học
    • Cần có sự tự giác cao: Học online yêu cầu sinh viên có tính tự giác và khả năng quản lý thời gian tốt. Vì không có giảng viên trực tiếp giám sát, sinh viên cần chủ động trong việc học và hoàn thành bài tập.
    • Cần lên kế hoạch học tập rõ ràng: Kế hoạch học tập là một thứ cần thiết cho sinh viên trong việc học tập online để đạt được kết quả cao. Kế hoạch học tập giúp sinh viên dễ dàng quản lý thời gian học và sắp xếp các bài học sao cho hiệu quả nhất.

    >> Xem thêm: Cách đăng ký xét tuyển Đại học online Đại học Kinh tế Quốc dân

    Giá trị của bằng chương trình đại học online

    Bằng cấp từ các trường đại học đào tạo online ngày càng được công nhận rộng rãi, đặc biệt là khi nhiều trường đại học uy tín đã phát triển các chương trình học trực tuyến chất lượng. Bằng cấp chương trình đào tạo online có giá trị tương đương với bằng cấp từ các chương trình học truyền thống và được Bộ Giá Dục và Đào Tạo công nhận. 

    Học online không chỉ là một giải pháp tạm thời mà đã và đang trở thành xu hướng lâu dài trong giáo dục. Với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng học online ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, mang đến cho sinh viên trải nghiệm học tập chất lượng và linh hoạt hơn bao giờ hết. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, hình thức học online đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục toàn cầu.

    dang ky ngay

    Kết Luận

    Đại học cho học online mang đến một tương lai đầy hứa hẹn cho giáo dục, mở ra cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên trên khắp thế giới. Với sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí và cơ hội tiếp cận kiến thức đa dạng, học online ngày càng trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều sinh viên. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, sinh viên cần có sự cam kết, tự giác và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

  • Những đặc trưng cơ bản của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    Những đặc trưng cơ bản của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    Kế toán là bộ phận then chốt trong việc quản lý tài chính và thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan nhà nước thay mặt doanh nghiệp. Trong đó, công việc kế toán được chia thành hai vị trí chính: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, mỗi vị trí đảm nhiệm những vai trò và mục tiêu riêng. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai vị trí này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    1/ Khái niệm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết là gì?

    ke toan tong hop va ke toan chi tiet
    Những đặc trưng cơ bản của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    Dựa trên mức độ chi tiết của thông tin phản ánh về các đối tượng trong ngành kế toán, nghiệp vụ kế toán được phân thành hai loại: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Trong đó:

    Khái niệm kế toán tổng hợp

    Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm ghi chép và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp trên các tài khoản kế toán, sổ sách và báo cáo tài chính, chủ yếu theo các chỉ tiêu giá trị. Nói đơn giản, người làm công việc kế toán tổng hợp thường phải bao quát toàn bộ công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp.

    Khái niệm kế toán chi tiết

    Kế toán chi tiết đảm nhiệm việc theo dõi và ghi chép cụ thể từng đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý. Họ phản ánh chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, phục vụ cho việc kiểm soát nội bộ và cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho kế toán tổng hợp.

    >> Xem thêm: Muốn làm ngành kế toán cần học những gì?

    dang ky ngay

    2/ So sánh đặc trưng cơ bản của công việc kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    ke toan tong hop va ke toan chi tiet
    Những đặc trưng cơ bản của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, mỗi vị trí đóng vai trò riêng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Cụ thể:

    Phạm vi công việc của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    • Kế toán tổng hợp: Phụ trách ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống tài khoản cấp cao (cấp 1, cấp 2). Công việc chủ yếu liên quan đến các số liệu tổng quát như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tài sản và nguồn vốn, từ đó phản ánh bức tranh tài chính tổng thể của doanh nghiệp.
    • Kế toán chi tiết: Ghi chép cụ thể từng nghiệp vụ vào sổ phụ, nhật ký hoặc các tài khoản cấp thấp hơn (cấp 3, cấp 4). Kế toán chi tiết tập trung quản lý từng khoản mục nhỏ như nguyên vật liệu, lương, hàng tồn kho, công nợ, và các khoản phải thu, phải trả.

    Mức độ chi tiết của thông tin trong kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    • Kế toán tổng hợp: Ghi nhận các số liệu mang tính tổng quát, chỉ phản ánh những khoản mục chính mà không đi sâu vào từng giao dịch. Mục tiêu là cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
    • Kế toán chi tiết: Theo dõi và ghi chép cụ thể từng nghiệp vụ phát sinh, làm rõ nội dung từng khoản mục. Thông tin từ kế toán chi tiết giúp hỗ trợ kế toán tổng hợp và đảm bảo quản lý chính xác tài sản, công nợ và nguồn vốn.

    Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    Kế toán tổng hợp

    • Tổng hợp, kiểm tra và đối chiếu các số liệu từ bộ phận kế toán chi tiết.
    • Lập báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
    • Cung cấp các số liệu quan trọng hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định.

    Kế toán chi tiết:

    • Ghi chép và phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản hoặc sổ chi tiết.
    • Theo dõi và kiểm tra các tài khoản cụ thể như hàng tồn kho, công nợ, thu chi và tiền lương.
    • Cung cấp dữ liệu chi tiết cho kế toán tổng hợp để lập báo cáo tài chính chính xác.
    • Cung cấp các con số quan trọng phục vụ việc ra quyết định của ban lãnh đạo.

    Công cụ và tài liệu sử dụng cho kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    • Kế toán tổng hợp: Sử dụng các công cụ như bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, sổ cái tổng hợp và các tài liệu khác để tổng hợp và xử lý dữ liệu từ nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.
    • Kế toán chi tiết: Sử dụng các sổ chi tiết, sổ nhật ký chung và các tài khoản cấp thấp hơn để ghi chép chi tiết các giao dịch cụ thể.

    Thời điểm và tần suất báo cáo của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    • Kế toán tổng hợp: Thực hiện báo cáo theo các kỳ kế toán (tháng, quý, năm) để cung cấp các báo cáo tài chính quan trọng định kỳ cho ban lãnh đạo, cổ đông hoặc các cơ quan nhà nước.
    • Kế toán chi tiết: Thực hiện báo cáo thường xuyên, hàng ngày hoặc hàng tuần, với mục tiêu theo dõi chi tiết các nghiệp vụ phát sinh và cung cấp thông tin kịp thời cho kế toán tổng hợp.

    3/ Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ với nhau như thế nào?

    ke toan tong hop va ke toan chi tiet
    Những đặc trưng cơ bản của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    Mối quan hệ giữa ngành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết là rất chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Hai khái niệm này không hoạt động độc lập mà liên kết với nhau, giúp cung cấp một hệ thống thông tin kế toán toàn diện và chính xác.

    Bổ sung lẫn nhau

    Kế toán chi tiết cung cấp dữ liệu cụ thể cho kế toán tổng hợp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép chi tiết trong các sổ kế toán theo từng tài khoản cụ thể (cấp thấp hơn). Kế toán tổng hợp sau đó sẽ tổng hợp những dữ liệu này vào các tài khoản tổng quát hơn để lập báo cáo tài chính.

    Ngược lại, kế toán tổng hợp cũng cần thông tin từ kế toán chi tiết để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính được lập chính xác, đầy đủ và phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    Kế toán tổng hợp kiểm soát và đối chiếu dữ liệu kế toán chi tiết

    Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra và đối chiếu các số liệu từ các sổ kế toán chi tiết để đảm bảo tính chính xác, đồng nhất giữa các con số. Việc này giúp tránh các sai sót hoặc sự chênh lệch giữa dữ liệu chi tiết và tổng hợp.

    Khi phát hiện sai sót hoặc sự không đồng nhất giữa dữ liệu, kế toán tổng hợp sẽ yêu cầu kiểm tra lại các số liệu chi tiết để thực hiện điều chỉnh kịp thời.

    >> Xem thêm: Top các trường đào tạo ngành kế toán chất lượng

    Kế toán chi tiết hỗ trợ việc ra báo cáo tài chính chính xác

    Kế toán chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các khoản mục trong báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp lập. Các số liệu chi tiết về tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí từ kế toán chi tiết sẽ giúp báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy và chính xác.

    Nếu không có sự theo dõi chặt chẽ từ kế toán chi tiết, các báo cáo tổng hợp có thể thiếu tính chính xác hoặc không phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp.

    Hỗ trợ việc lập báo cáo tài chính

    Kế toán tổng hợp không thể lập báo cáo tài chính chính xác nếu thiếu sự hỗ trợ từ kế toán chi tiết. Các số liệu chi tiết về tài sản, công nợ, chi phí và doanh thu sẽ được tổng hợp thành các báo cáo tài chính tổng quan.

    Kế toán chi tiết không chỉ cung cấp dữ liệu để lập báo cáo mà còn giúp giải thích và phân tích các biến động trong báo cáo tài chính khi cần thiết.

    Cũng chính vì mối quan hệ mật thiết này và tầm quan trọng của cả hai hình thức kế toán, những người làm trong ngành kế toán cần phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển kỹ năng và luôn cẩn trọng trong công việc để đảm bảo hiệu quả công việc.

    Nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán, ngoài các kiến thức học được từ trường lớp, việc tham gia các khóa học thực hành để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc là vô cùng cần thiết.

    dang ky ngay

    Kết luận

    Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt và tầm quan trọng của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Để đạt được thành công ở bất kỳ vị trí nào trong ngành kế toán, bạn cần kiên trì học hỏi, thực hành và đúc kết kinh nghiệm qua thời gian.

  • [Tìm hiểu] Kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh

    [Tìm hiểu] Kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh

    Ngành Quản trị Kinh doanh luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn khi tìm kiếm con đường sự nghiệp trong thế giới kinh doanh đầy năng động. Tuy nhiên, để thành công trong ngành này không chỉ dựa vào đam mê mà còn cần có một kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh rõ ràng, khoa học. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn cách xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả và những lưu ý quan trọng để đạt được thành công trong lĩnh vực này.

    1/ Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh

    ke hoach hoc tap nganh quan tri kinh doanh
    Kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh

    Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

    Ngành Quản trị Kinh doanh là lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về các phương pháp, kỹ năng và chiến lược quản lý trong môi trường kinh doanh. Đây là ngành học giúp sinh viên hiểu về các quy trình vận hành của một tổ chức, doanh nghiệp, và cung cấp các kiến thức về cách thức điều hành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả. 

    Sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh sẽ được trang bị các kỹ năng quan trọng về quản lý, lãnh đạo, marketing, tài chính, nhân sự, chiến lược kinh doanh, và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến việc điều hành và phát triển một tổ chức.

    Các môn học chính trong chương trình ngành Quản trị kinh doanh

    Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh bao gồm nhiều môn học quan trọng, giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về lý thuyết và thực hành. Dưới đây là một số môn học bạn sẽ gặp phải trong quá trình học:

    • Quản trị doanh nghiệp: Cung cấp các kiến thức cơ bản về cách thức vận hành và phát triển doanh nghiệp.
    • Marketing: Làm quen với các chiến lược marketing, phân tích thị trường và xây dựng thương hiệu.
    • Tài chính doanh nghiệp: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về tài chính, quản lý dòng tiền và kế toán.
    • Quản lý nhân sự: Học cách tuyển dụng, đào tạo, và quản lý đội ngũ nhân viên.
    • Kinh tế học: Cung cấp nền tảng về lý thuyết kinh tế, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đối với doanh nghiệp.
    • Quản trị chiến lược: Học cách xây dựng và thực hiện chiến lược dài hạn để đưa doanh nghiệp phát triển.

    Cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh

    • Quản lý doanh nghiệp: Quản lý các phòng ban, giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty, phát triển chiến lược kinh doanh.
    • Chuyên viên tài chính: Phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền, tư vấn đầu tư, và dự báo tài chính.
    • Chuyên viên tư vấn quản trị: Tư vấn chiến lược, tư vấn phát triển tổ chức, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng cạnh tranh.
    • Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh: Phân tích và trực quan hóa dữ liệu, dự báo xu hướng thị trường, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu.
    • Giảng viên hoặc Giảng viên tư vấn: Giảng dạy các môn học về quản trị kinh doanh, đào tạo doanh nghiệp về kỹ năng lãnh đạo và quản lý.

    >> Xem thêm: Mức lương ngành quản trị kinh doanh 2025 có gì thay đổi?

    2/ Lên kế hoạch học tập: Phương pháp học tập hiệu quả

    ke hoach hoc tap nganh quan tri kinh doanh
    Kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh

    Sinh viên cần có kế hoạch học tập ngành Quản trị kinh doanh để học tập tốt ngành học này.

    Dưới đây là một số phương pháp học tập hiệu quả:

    • Xác định mục tiêu học tập: Sinh viên cần xác định rõ ràng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình. Mục tiêu có thể là đạt điểm cao trong kỳ thi, hiểu sâu về một lĩnh vực cụ thể như tài chính hay marketing, hay thậm chí là tìm kiếm cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn.
    • Lập kế hoạch học tập chi tiết: Phân chia thời gian học theo từng môn học, ưu tiên các môn khó hoặc có lượng kiến thức lớn. Đừng quên dành thời gian cho việc ôn tập và kiểm tra lại kiến thức thường xuyên.
    • Học theo nhóm: Quản trị Kinh doanh không chỉ là lý thuyết, mà còn đòi hỏi khả năng giao tiếp và làm việc nhóm. Tham gia học nhóm sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
    • Ứng dụng kiến thức vào thực tế: Việc áp dụng những gì học được vào các tình huống thực tế là rất quan trọng. Sinh viên có thể tham gia các cuộc thi quản lý, dự án khởi nghiệp, hay thực tập tại các công ty để có cơ hội thực hành.

    dang ky ngay

    3/ Phát triển kỹ năng ngoài lý thuyết

    ke hoach hoc tap nganh quan tri kinh doanh
    Kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh

    Ngoài việc học tập các môn học lý thuyết, việc phát triển kỹ năng mềm cũng rất quan trọng trong việc lên kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh. Một số kỹ năng cần thiết bao gồm:

    • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc sau này.
    • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt ý tưởng và hợp tác hiệu quả trong công việc.
    • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Học cách phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định chính xác và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
    • Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng làm việc nhóm và phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp là một kỹ năng quan trọng.

    >> Xem thêm: Ngành Quản trị Kinh doanh nên học trường nào ở Tp.HCM?

    Kết Luận

    Kế hoạch học tập ngành Quản trị Kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đạt được thành công trong quá trình học tập và trong sự nghiệp sau này. Bằng cách nắm vững các kiến thức, phát triển kỹ năng mềm và ứng dụng chúng vào thực tế sinh viên có thể trở thành một chuyên gia quản trị kinh doanh tài năng và có thể điều hành, phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

  • [Quan trọng] Tổng hợp những kiến thức về quản trị kinh doanh cần nắm vững

    [Quan trọng] Tổng hợp những kiến thức về quản trị kinh doanh cần nắm vững

    Kiến thức về quản trị kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với sinh viên đang theo học ngành này. Việc hiểu và nắm vững những nguyên lý cốt lõi không chỉ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc trước khi gia nhập thị trường lao động, mà còn là bước đệm để phát triển sự nghiệp bền vững về sau.

    1/ Kiến thức về quản trị kinh doanh là gì?

    kien thuc ve quan tri kinh doanh
    Kiến thức về quản trị kinh doanh

    Quản trị kinh doanh (Business Administration) là quá trình tổ chức, điều hành và tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc thiết lập hệ thống, xây dựng quy trình, đưa ra quyết định và quản lý hiệu quả nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành ổn định và phát triển bền vững.

    Ngành Quản trị kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh tế – kinh doanh, tập trung nghiên cứu cách thức quản lý và điều hành một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Sinh viên theo học ngành này có thể lựa chọn nhiều chuyên ngành khác nhau như: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị thương mại, Quản trị quốc tế, Marketing, Truyền thông,… tùy theo định hướng nghề nghiệp của bản thân.

    >> Xem thêm: Tìm hiểu: Ngành quản trị kinh doanh là gì?

    dang ky ngay

    2/ Tổng hợp những kiến thức về quản trị kinh doanh sinh viên cần nắm vững

    Ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức về quản trị kinh doanh toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm: kinh tế – tài chính, kế toán, marketing, quản trị nhân sự, luật kinh tế, kinh doanh thương mại – quốc tế, cùng các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành doanh nghiệp.

    Lý thuyết quản trị cơ bản – Nền tảng cốt lõi

    Một trong những nội dung trọng tâm về kiến thức về quản trị kinh doanh trong chương trình học là lý thuyết quản trị cơ bản. Phần này giúp sinh viên hiểu rõ các nguyên tắc và phương pháp quản lý phổ biến trong môi trường doanh nghiệp. Bao gồm:

    • Quy trình quản trị
    • Các chức năng chính: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát
    • Các cấp độ quản trị: chiến lược, trung gian và tác nghiệp

    Việc nắm vững lý thuyết ngành quản trị kinh doanh không chỉ giúp sinh viên phát triển tư duy hệ thống, mà còn nâng cao khả năng phân tích và xử lý tình huống kinh doanh. Khi đối mặt với các vấn đề thực tiễn trong doanh nghiệp, sinh viên có thể vận dụng kiến thức để đánh giá nguyên nhân, đưa ra quyết định hợp lý và đề xuất giải pháp hiệu quả.

    Kiến thức về Quản lý chiến lược và Lập kế hoạch kinh doanh

    Quản lý chiến lược và lập kế hoạch là kiến thức về quản trị kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.

    Việc xây dựng một chiến lược dài hạn rõ ràng, cùng với kế hoạch hành động cụ thể, giúp doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu, phân bổ nguồn lực hợp lý và chủ động thích ứng với biến động của thị trường. Nắm vững kiến thức này sẽ giúp sinh viên hiểu được cách tư duy chiến lược, phân tích môi trường kinh doanh và đưa ra các quyết định hiệu quả nhằm đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh thực tiễn.

    Kiến thức về Quản lý tài chính – Kế toán

    kien thuc ve quan tri kinh doanh
    Kiến thức về quản trị kinh doanh

    Quản lý tài chính và kế toán là một trong những lĩnh vực trọng yếu trong chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Việc nắm vững kiến thức về quản trị kinh doanh này giúp sinh viên hiểu rõ cách vận hành dòng tiền, kiểm soát chi phí và ra quyết định tài chính hiệu quả – những yếu tố then chốt để doanh nghiệp phát triển bền vững.

    Sinh viên cần thành thạo việc đọc hiểu và phân tích các báo cáo tài chính cơ bản như:

    • Bảng cân đối kế toán
    • Báo cáo kết quả kinh doanh
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Bên cạnh đó, việc hiểu và tính toán các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ giúp sinh viên đánh giá chính xác hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

    Ngoài kiến thức lý thuyết, kỹ năng phân tích xu hướng tài chính và so sánh với các đối thủ trong ngành cũng là kiến thức về quản trị kinh doanh rất quan trọng. Những phân tích này giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể về vị thế tài chính của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

    Kiến thức về Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả

    Quản lý nguồn nhân lực là một trong những trụ cột quan trọng của quản trị kinh doanh mà sinh viên cần hiểu rõ và vận dụng thành thạo. Trong bối cảnh con người được xem là tài sản chiến lược của doanh nghiệp, khả năng thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài chính là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài.

    Việc nắm vững các nguyên tắc quản trị nhân sự – từ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp là kiến thức về quản trị kinh doanh quan trọng giúp sinh viên hiểu được cách thức tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, thúc đẩy hiệu suất và sự gắn kết trong tổ chức.

    Kiến thức cơ bản về Marketing và Quản lý thương hiệu

    Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, Marketing và Quản lý thương hiệu đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, xây dựng hình ảnh và gia tăng giá trị trên thị trường.

    Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần nắm chắc các nguyên lý marketing cơ bản như:

    • Phân khúc thị trường 
    • Lựa chọn thị trường mục tiêu
    • Định vị thương hiệu

    Sự hiểu biết sâu sắc về hành vi người tiêu dùng, kỹ năng truyền thông và xây dựng chiến lược marketing toàn diện sẽ là nền tảng vững chắc để sinh viên có thể vận hành hiệu quả hoạt động tiếp thị trong thực tiễn kinh doanh.

    dang ky ngay

    Kiến thức về Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp

    kien thuc ve quan tri kinh doanh
    Kiến thức về quản trị kinh doanh

    Văn hóa doanh nghiệp chính là “linh hồn” của một tổ chức – yếu tố định hình cách làm việc, giao tiếp và ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, việc hiểu rõ cách xây dựng và duy trì một văn hóa doanh nghiệp tích cực là kỹ năng thiết yếu để tạo nên môi trường làm việc năng động, sáng tạo và bền vững.

    Một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh không chỉ thúc đẩy hiệu suất làm việc mà còn gia tăng mức độ gắn bó của nhân viên. Để làm được điều đó, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, và khả năng truyền cảm hứng cho đội ngũ. Những yếu tố này sẽ góp phần hình thành một môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng lẫn nhau và thúc đẩy đổi mới không ngừng.

    >> Xem thêm: Mức lương ngành quản trị kinh doanh 2025 có gì thay đổi?

    3/ Kiến thức về quản trị kinh doanh học trường nào chất lượng bài bản nhất hiện nay?

    Giữa rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh tại Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU) nổi lên như một điểm đến lý tưởng dành cho những bạn trẻ mong muốn được học tập trong môi trường chuẩn quốc tế và phát triển toàn diện.

    Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh từ xa của NEU được xây dựng dựa trên mô hình giáo dục của các trường đại học hàng đầu thế giới. Không chỉ cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh vững chắc, chương trình còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm, tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo – những yếu tố then chốt giúp sinh viên thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại.

    Đào tạo bài bản – Thời lượng tinh gọn

    Chương trình học tập trung vào việc cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện về Quản trị kinh doanh, bao gồm nhiều chuyên ngành như: Tài chính; Phân tích kinh doanh; Khởi nghiệp; Marketing; Quản lý chuỗi cung ứng và vận hành; Quản trị khách sạn… Sinh viên không chỉ được học lý thuyết mà còn thường xuyên tham gia các dự án thực tế, nghiên cứu tình huống và thực tập tại doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

    Giảng viên đẳng cấp – Môi trường học thuật chuẩn quốc tế

    kien thuc ve quan tri kinh doanh
    Kiến thức về quản trị kinh doanh

    NEU tự hào sở hữu đội ngũ giảng viên là giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn trong ngành Quản trị kinh doanh. Đây chính là những người trực tiếp dẫn dắt, truyền cảm hứng và giúp sinh viên khai phá tiềm năng bản thân một cách hiệu quả nhất.

    Tư duy toàn cầu – Hiểu biết sâu sắc về bối cảnh kinh doanh Việt Nam và khu vực

    Sinh viên của NEU được trang bị tư duy toàn diện về môi trường kinh doanh hiện đại, từ cấp độ doanh nghiệp đến bối cảnh kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, chương trình học cũng tích hợp các kiến thức về quản trị kinh doanh cùng khả năng phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn để đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.

    Đặc biệt, sinh viên sẽ có cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ với các quốc gia thuộc APEC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN – một lợi thế to lớn để phát triển sự nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

    Học Quản trị kinh doanh NEU – Mở ra con đường phát triển toàn diện

    Theo học ngành Quản trị kinh doanh của NEU không chỉ là cơ hội tiếp cận nghề nghiệp với thu nhập hấp dẫn, mà còn là hành trình phát triển bản thân về mọi mặt. Sinh viên được rèn luyện khả năng quản lý tài nguyên, phân tích chiến lược, ra quyết định và lãnh đạo tổ chức – tất cả đều là những yếu tố làm nên một nhà quản trị xuất sắc.

    Với những kiến thức về quản trị kinh doanh học được từ NEU, bạn không chỉ có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp, mà còn góp phần kiến tạo những giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.

    dang ky ngay

    Kết luận

    Kiến thức về quản trị kinh doanh không chỉ là nền tảng học thuật dành cho sinh viên theo đuổi ngành này, mà còn là hành trang thiết yếu để phát triển sự nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động. Việc nắm vững các lĩnh vực như quản lý chiến lược, tài chính – kế toán, nhân sự, marketing, và văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp người học phát triển tư duy hệ thống, năng lực lãnh đạo, và khả năng ra quyết định hiệu quả. Từ đó, bạn không chỉ có thể điều hành một doanh nghiệp thành công mà còn tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội.

    Lựa chọn theo học và trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị kinh doanh là bước đi quan trọng để bạn khẳng định bản thân trên hành trình trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp trong tương lai.

  • Ngành Tài chính Ngân hàng 2025: Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập tăng vọt

    Ngành Tài chính Ngân hàng 2025: Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập tăng vọt

    Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “Tài chính Ngân hàng” không còn xa lạ với các bạn trẻ đang tìm kiếm một ngành học vững chắc, có tương lai ổn định và thu nhập hấp dẫn. Bước sang năm 2025, giữa bối cảnh nền kinh tế ngày càng số hóa, lĩnh vực tài chính lại càng chứng minh sức hút mạnh mẽ nhờ nhu cầu nhân lực cao, lộ trình thăng tiến rõ ràng và mức lương tăng trưởng đáng kể.

    Vậy điều gì đang khiến ngành này được ví như “mỏ vàng” của thị trường việc làm hiện tại? Cùng tìm hiểu nhanh ngành Tài chính Ngân hàng 2025 nhé!

    Cơ hội việc làm: Không chỉ nhiều mà còn đa dạng

    nganh tai chinh ngan hang 2025 co hoi viec lam
    Ngành Tài chính Ngân hàng 2025

    Một trong những điểm mạnh nổi bật của ngành Tài chính Ngân hàngkhả năng thích nghi linh hoạt với nhiều loại hình tổ chức: từ ngân hàng, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp lớn đến các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính).

    Chỉ cần sở hữu kiến thức nền tảng tốt và chịu khó cập nhật xu hướng mới, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng “len chân” vào các vị trí đang rất được săn đón như:

    • Chuyên viên tín dụng
    • Giao dịch viên ngân hàng
    • Nhân viên phân tích tài chính, kế hoạch đầu tư
    • Chuyên viên kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro
    • Và đặc biệt, các vị trí mới trong ngân hàng số và fintech đang cực kỳ khát nhân lực có chuyên môn

    Ngành này không bó buộc trong một công việc cố định, mà cho phép bạn xoay chuyển linh hoạt giữa các vị trí hoặc thăng tiến theo chiều sâu chuyên môn — một lợi thế mà không phải ngành nào cũng có được.

    >> Xem thêm: 5 sự thật về ngành tài chính ngân hàng mà bạn nên biết

    Thu nhập ngày càng tăng: Lương khởi điểm hấp dẫn, càng có kinh nghiệm càng “chạm nóc”

    nganh tai chinh ngan hang 2025 co hoi viec lam
    Ngành Tài chính Ngân hàng 2025

    Điểm khiến nhiều người “đổ xô” vào ngành Tài chính Ngân hàng chính là mức thu nhập trung bình vượt trội so với mặt bằng chung. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đã có vài năm kinh nghiệm, mức lương đều có chiều hướng tăng theo kỹ năng và năng lực thực tế, chứ không đơn thuần dựa vào bằng cấp.

    Đặc biệt, những ai có tư duy phân tích tốt, giỏi giao tiếp hoặc thành thạo các công cụ số như Excel, phần mềm phân tích tài chính, kỹ năng quản lý dữ liệu – sẽ dễ dàng đàm phán được mức thu nhập mơ ước ngay từ năm thứ hai hoặc thứ ba làm việc.

    Một số bạn trẻ theo ngành này chỉ sau vài năm đã đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm, trưởng bộ phận, hoặc thậm chí mở công ty riêng tư vấn đầu tư cá nhân – điều này minh chứng rõ rằng Tài chính Ngân hàng còn có thể “nâng tầm” cuộc sống của bạn nếu bạn đi đúng hướng.

    dang ky ngay

    Thời đại của ngân hàng số và công nghệ tài chính: Cơ hội dành cho người thức thời

    nganh tai chinh ngan hang 2025 co hoi viec lam
    Ngành Tài chính Ngân hàng 2025

    Tài chính giờ đây không chỉ gắn liền với giao dịch truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ tài chính (fintech), ví điện tử, đầu tư số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý tài chính đang mở ra một thế giới nghề nghiệp mới.

    Nếu bạn là người linh hoạt, không ngại học hỏi công nghệ mới, thì ngành Tài chính Ngân hàng chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạn phát triển – không chỉ về kỹ năng mà cả về thu nhập.

    >> Xem thêm: Ngành tài chính ngân hàng học trường nào đào tạo từ xa tốt?

    Người đi làm có nên học Tài chính Ngân hàng không?

    nganh tai chinh ngan hang 2025 co hoi viec lam
    Ngành Tài chính Ngân hàng 2025

    Câu trả lời là rất nên, bởi ngành này không chỉ đa dạng cơ hội việc làm mà còn có khả năng phát triển bền vững lâu dài. Dù bạn đang làm kế toán, kinh doanh, sale, hành chính hay đang thất nghiệp – nếu bạn trang bị thêm nền tảng tài chính vững vàng, bạn sẽ có cơ hội bước vào những công việc có thu nhập và giá trị cao hơn.

    Vậy làm thế nào để vừa có thể duy trì được công việc hiện tại, vẫn có thể học thêm một bằng đại học. Lời khuyên ở đây là bạn có thể học hệ từ xa – Giải pháp linh hoạt cho quỹ thời gian eo hẹp.

    Khác với hình thức học truyền thống, đào tạo từ xa cho phép bạn:

    • Chủ động học mọi lúc, mọi nơi: trên điện thoại, máy tính, bất cứ khi nào rảnh

    • Không cần đến lớp thường xuyên – tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển

    • Được truy cập bài giảng, tài liệu, bài tập mọi lúc

    • Vẫn có thi, kiểm tra, luận văn tốt nghiệp như sinh viên hệ chính quy

    Điều này rất phù hợp với người đi làm, nhất là những ai đang làm theo ca, có gia đình, hoặc sinh sống ở xa trung tâm thành phố.

    dang ky ngay

    Lời kết

    Không phải ngẫu nhiên mà ngành Tài chính Ngân hàng vẫn luôn giữ vững vị trí top đầu trong các nhóm ngành có mức thu nhập và cơ hội phát triển bền vững nhất. Dù bạn là người hướng nội yêu thích phân tích, hay hướng ngoại giỏi giao tiếp – ngành này đều có “chỗ đứng” cho bạn.

    Nếu bạn đang tìm kiếm một con đường sự nghiệp ổn định – thu nhập tốt – thăng tiến nhanh thì Tài chính Ngân hàng là lựa chọn đáng để cân nhắc nghiêm túc trong năm 2025.

  • TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất

    TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất

    Quản trị Kinh doanh là một lĩnh vực rộng mở với nhiều chuyên ngành hấp dẫn, mang lại cơ hội việc làm cao. Dưới đây là TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất hiện nay.

    1/ Tìm hiểu chuyên ngành Quản trị Kinh doanh là gì?

    4 chuyen nganh quan tri kinh doanh duoc san don nhieu nhat
    TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất

    Ngành Quản trị Kinh doanh tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các nguyên tắc quản lý, điều hành, và phát triển doanh nghiệp. Chương trình học trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn để tổ chức, phân bổ nguồn lực hiệu quả, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đưa ra các chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

    >> Xem thêm: Tìm hiểu: Ngành quản trị kinh doanh là gì?

    2/ TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất hiện nay

    Nếu bạn đang quan tâm đến ngành Quản trị kinh doanh có những ngành học nào, dưới đây là TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh đang được săn đón nhiều nhất để bạn có thể tham khảo:

    Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp

    Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp tập trung đào tạo sinh viên về cách xây dựng, thực thi chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức toàn diện về quản lý tài chính, phân tích thị trường, điều hành doanh nghiệp và quản trị nguồn lực hiệu quả.

    Chương trình học giúp sinh viên phát triển tư duy chiến lược, khả năng lãnh đạo và kỹ năng thích ứng linh hoạt với môi trường kinh doanh đầy biến động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành những nhà quản lý tài năng, dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua thách thức và đạt được tăng trưởng mạnh mẽ.

    Chuyên ngành Quản trị Marketing, Truyền thông và Thương hiệu

    4 chuyen nganh quan tri kinh doanh duoc san don nhieu nhat
    TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất

    Là một trong top 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất hiện nay, chuyên ngành Quản trị Marketing, Truyền thông và Thương hiệu tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng các chiến lược marketing hiện đại, quản lý thương hiệu và tối ưu hóa truyền thông doanh nghiệp. Sinh viên theo học sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để xây dựng chiến dịch quảng bá hiệu quả, phân tích thị trường, phát triển thương hiệu và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.

    Chương trình đào tạo giúp sinh viên thành thạo các công cụ truyền thông đa kênh, từ marketing truyền thống đến digital marketing, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

    Chuyên ngành Quản trị Nhân lực

    Chuyên ngành Quản trị Nhân lực tập trung vào việc đào tạo và nghiên cứu các chiến lược tuyển dụng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về hoạch định nhân sự, tổ chức đào tạo, đánh giá hiệu suất làm việc và xây dựng môi trường làm việc hiệu quả.

    Chương trình học giúp sinh viên phát triển kỹ năng xây dựng chính sách nhân sự, quản lý mối quan hệ lao động và thúc đẩy động lực làm việc, đảm bảo doanh nghiệp có một đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển bền vững.

    dang ky ngay

    Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Khách sạn và Lữ hành

    Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Khách sạn và Lữ hành cũng là một trong top 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất hiện nay. Khi lựa chọn theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý, vận hành và phát triển các dịch vụ trong ngành du lịch, khách sạn và lữ hành. Chương trình đào tạo tập trung vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và quản lý hoạt động của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty du lịch.

    Ngoài ra, sinh viên ngành quản trị kinh doanh khi theo học chuyên ngành này sẽ được tiếp cận với các xu hướng mới trong ngành, rèn luyện tư duy sáng tạo và khả năng quản lý linh hoạt, giúp họ sẵn sàng trở thành những nhà quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

    >> Xem thêm: Mức lương ngành quản trị kinh doanh 2025 có gì thay đổi?

    3/ Vì sao sinh viên nên chọn ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU)?

    4 chuyen nganh quan tri kinh doanh duoc san don nhieu nhat
    TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất

    Ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là một trong những ngành đào tạo chất lượng hàng đầu, được nhiều sinh viên lựa chọn. Chương trình học trang bị kiến thức toàn diện về quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh và vận hành tổ chức hiệu quả.

    Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là điểm đến lý tưởng dành cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh. Với chương trình đào tạo hiện đại, được cập nhật theo xu hướng kinh tế toàn cầu, NEU giúp sinh viên tiếp cận những kiến thức và kỹ năng quản trị tiên tiến, sẵn sàng cho môi trường kinh doanh năng động.

    Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao

    Chất lượng đào tạo của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU) được khẳng định nhờ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao. Các giảng viên của NEU không chỉ sở hữu kiến thức chuyên sâu mà còn có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, từng làm việc và nghiên cứu tại các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Nhờ đó, sinh viên không chỉ được tiếp thu kiến thức bài bản mà còn có cơ hội học hỏi từ những tình huống thực tế, giúp phát triển tư duy và kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

    Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế – Cơ hội học tập toàn cầu

    Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của NEU được thiết kế theo tiêu chuẩn chất lượng, giúp sinh viên không chỉ tiếp cận kiến thức nền tảng mà còn nâng cao tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo. 

    Bắt kịp xu hướng mới – Sẵn sàng cho tương lai

    4 chuyen nganh quan tri kinh doanh duoc san don nhieu nhat
    TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất

    NEU tích hợp các môn học hiện đại như kinh tế số, ứng dụng AI trong kinh doanh, giúp sinh viên cập nhật các phương pháp quản lý tiên tiến, rèn luyện khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và quản lý chiến lược trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

    Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh của NEU bao gồm nhiều chuyên ngành hấp dẫn, bám sát nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

    Với chương trình học chất lượng cao và môi trường đào tạo năng động, NEU chính là bệ phóng vững chắc giúp sinh viên tự tin bước vào thị trường lao động và gặt hái thành công trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

    Với định hướng đào tạo rõ ràng và cơ hội nghề nghiệp rộng mở, các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU) sẽ là bước đệm vững chắc giúp bạn xây dựng một sự nghiệp thành công trong tương lai.

    Chương trình đào tạo chất lượng cao, kết hợp cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, không chỉ trang bị cho bạn kiến thức chuyên sâu mà còn giúp phát triển kỹ năng ứng dụng thực tế. Nhờ đó, sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực để tỏa sáng trong môi trường kinh doanh, từng bước trở thành những chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo xuất sắc.

    dang ky ngay

    Kết luận

    Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu nhân lực ngày càng cao, TOP 4 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được săn đón nhiều nhất hiện nay chính là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Mỗi chuyên ngành đều mang đến cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, giúp bạn phát triển cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực tiễn, sẵn sàng thích ứng với môi trường làm việc đầy cạnh tranh.

    Việc lựa chọn chuyên ngành phù hợp không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng bản thân, mà còn mở ra con đường sự nghiệp vững chắc trong tương lai. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định sáng suốt, đặt nền móng cho một sự nghiệp thành công và bền vững!