Ngành luật là một trong những ngành có tính ứng dụng cao ở hầu hết các lĩnh vực xã hội. Vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp của ngành này rất đa dạng. Vậy cụ thể sinh viên tốt nghiệp ngành luật sẽ làm gì sau khi ra trường và triển vọng của ngành này như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề này.

I. Ngành luật nghiên cứu về gì?

Luật hay ngành luật, luật học là các thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học chuyên nghiên cứu và pháp luật. Ngành luật cũng tương đương với thuật ngữ khoa học pháp lý.

Ngành luật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo. Ngành luật cung cấp các kiến thức ở hầu hết các lĩnh vực bao gồm các luật hình sự, luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế, luật thương mại, luật hôn nhân gia đình, luật thừa kế, các tranh chấp khiếu nại tố cáo, các điều tra hình sự về quyền con người quyền công dân,…

Nói một cách dễ hiểu ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của một hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm, điều luật pháp luật để điều chỉnh hành vi quan hệ xã hội trong những lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ở trình độ đại học, ngành luật được phân ra thành nhiều chuyên ngành như luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế, luật đất đai,… Bên cạnh những kiến thức của ngành luật, sinh viên mỗi chuyên ngành sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau tương ứng với chuyên ngành đã chọn.

Xem thêm: Học đại học online – Xu hướng mới được lựa chọn

II. Có những ngành luật nào

Một số chuyên ngành được các trường đại học, cao đẳng giảng dạy về luật gồm có:

1. Ngành luật thương mại

Ngành luật thương mại là ngành học liên quan đến đến các vấn đề về kinh tế tài chính, thuế,.. Các môn học bao gồm luật doanh nghiệp, luật thương mại quốc tế, luật đầu tư luật cạnh tranh, luật phá sản,… Ngoài ra, bạn còn được cung cấp thêm một phần kiến thức về luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, thuế,…

2. Ngành luật dân sự

Ngành luật dân sự là ngành học chuyên về lĩnh vực nhân sự như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình,… Các môn học tiêu biểu của ngành này bao gồm có luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, luật lao động, luật hôn nhân gia đình, luật tố tụng dân sự,…

3. Ngành luật hành chính

Ngành học này cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật, cơ cấu tổ chức hành chính, hoạt động của bộ máy nhà nước. Với các môn học tiêu biểu như pháp luật về khiếu nại tố cáo, pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, quyền con người, quyền công dân, phân cấp trong quản lý nhà nước, quốc hội, cơ chế phân công phối hợp kiểm soát quyền lực nhà nước, pháp luật về công chức viên chức,…

4. Ngành luật quốc tế

Ngành luật quốc tế bao gồm ba mảng kiến thức cơ bản về lĩnh vực công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế và khối kiến thức về luật so sánh và luật thương mại quốc tế. Ngành này cung cấp kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…

5. Ngành luật hình sự

Ngành học này trang bị kiến thức hình sự với các môn tiêu biểu như tội phạm học, đấu tranh phòng chống tội phạm, tâm lý học tư pháp, tâm thần học tư pháp, giám định pháp y, những vấn đề lý luận về hình sự về tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt, thủ tục các vụ án hình sự, khoa học điều tra về hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm,…

6. Ngành quản trị luật

Ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức về kinh doanh quản trị làm nền tảng cho doanh nghiệp, cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến pháp lý. Các môn học tiêu biểu là luật tố tụng hành chính, pháp luật về chủ thể kinh doanh, hợp đồng và bồi thường thiệt hại, luật thương mại hàng hóa dịch vụ, luật cạnh tranh luật thương mại quốc tế,…

Để chọn một ngành luật phù hợp để học trước tiên các bạn sinh viên nên xét về yếu tố sở thích nguyện vọng cũng như định hướng công việc trong tương lai của mình. Bởi dù ngành luật được chia ra thành các chuyên ngành riêng nhưng khi áp dụng vào thực tiễn chúng vẫn phải có cái nhìn tổng quan với vốn kiến thức và kỹ năng của tất cả các chuyên ngành luật.

Xem thêm: Đào tạo từ xa được hiểu là như thế nào?

III. Cơ hội việc làm cho người học ngành luật

Ngành luật có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở với nhiều vị trí nghề nghiệp và mức lương cao. Theo nghiên cứu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh thì lao động có thu nhập bình quân từ 15 triệu đồng trở lên chiếm tỉ lệ cao ở nghề luật trong giai đoạn 2020 – 2025.

Theo thống kê của Bộ tư pháp, chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới 20.000 nhân sự bao gồm luật sư, thẩm phán, công chứng viên, chấp hành viên và thẩm tra viên trong khoảng từ năm 2017 đến 2020.

Trong tương lai, sau khi tốt nghiệp ngành luật, sinh viên có thể dễ dàng xin được việc ở một số vị trí nghề nghiệp như:

1. Thẩm phán

Công việc này làm việc tại các tòa án, chuyên nhân danh nhà nước để xét xử các vụ án. Thẩm phán có quyền quyết định hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã đưa ra phán xử thì những người liên quan phải thực hiện nghiêm túc nếu không sẽ nhận được sự cưỡng chế thi hành từ nhà nước.

2. Kiểm sát viên

Vị trí công việc này làm việc tại viện kiểm sát. Đây là vị trí cân bằng lợi ích giữa nhà nước và lợi ích công chúng. Trong lĩnh vực hình sự, kiểm sát viên có quyền đưa ra một vụ án để xét xử, đưa ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án và truy tố tội phạm. Trong phiên tòa xét xử hình sự, kiểm sát viên sẽ làm rõ các vi phạm và đề xuất hình phạt thích hợp. Trong những vụ án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát, chấp hành pháp luật của tất cả mọi người bao gồm cả thẩm phán.

3. Luật sư

Vị trí công việc này có hai mảng chính là bảo vệ quyền lợi khách hàng tại các phiên tòa xử án hoặc tư vấn pháp luật, cung cấp các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Luật sư hành nghề tự do không thuộc diện biên chế của cơ quan nhà nước. Luật sư có thể làm việc trong những công ty luật cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Để hành nghề luật sư, bạn cũng có thể thành lập các văn phòng luật hoặc công ty luật hợp danh.

4. Công chứng viên

Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chính của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc, các bản dịch từ tiếng nước ngoài.

5. Chấp hành viên

Vị trí công việc này làm việc tại các cơ quan thi hành án. Khi tòa án đã đưa ra phán quyết, nếu các bên liên quan không chịu chấp hành thì các chấp hành viên dựa theo các quyết định xét xử và bằng các hình thức mà nhà nước cho phép buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

6. Một số vị trí khác

Ngoài ra sinh viên ngành luật còn có thể làm việc trong một số lĩnh vực như:

IV. Tố chất phù hợp với ngành luật

Trong cuộc sống hiện đại, luật pháp là yếu tố có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó những sinh viên ngành luật sẽ có cơ hội việc làm rất rộng mở. Vì vậy, các cơ sở đào tạo ngành này cũng ngày càng nhiều. Một trong những chương trình đào tạo ngành luật uy tín đó là chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học (NEU-Elearning) của Đại học Kinh tế Quốc dân. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo này bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn thêm nhiều thông tin nhé.

Nguồn tham khảo: www.hotcourses.vn; tuyensinhso.vn; luatduonggia.vn; luatduonggia.vn; tuyensinhso.vn; vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *